Cách tp Kon Tum 63km về hướng đông bắc, và cách thành Phố Pleiku 113 km. Địa điểm Măng Đen nằm trong huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum.
Tòa Giám Mục Kon Tum đã chọn ngày lễ kính Đức Mẹ Măng Đen vào ngày 15.9 hàng năm. Đại lễ kính Đức Mẹ Măng Đen được tổ chức trọng thể lần đầu năm 2012 với số lượng giáo dân tham dự khoảng gần 30 ngàn người tham dự, phần đông là do người dân tộc và người phong cùi về với Mẹ. Những người dân tộc và người phong cùi đã nhận Đức Mẹ Măng Đen là Đức Mẹ của người cùi. Theo lời Cha Tổng Đại Diện Nguyễn Vân Đông nói “Người dân tộc và người cùi họ tới đây viếng thăm đức Mẹ, họ thấy Đức Mẹ đã cụt hai bàn tay họ nói với tôi là: “Chúng con giống Đức Mẹ quá, chúng con cũng đã cụt hết đôi bàn tay rồi. Do vậy họ đã chọn Đức Mẹ là mẹ của người cùi”.
Hôn nay, khoảng 9 giờ ngày 16 tháng 09 năm 2013 Chúng tôi nhóm VRNs cùng tiến về Linh Địa Mẹ Măng Đen, tới nơi chúng tôi gặp khuôn mặt và những dòng người dân tộc cùng về bên Mẹ.
Chúng tôi đến Linh Đài Mẹ được chừng 15 phút thì trời cũng bắt đầu đổ mưa, nhưng mưa cũng không làm cản trở dòng người về với Mẹ, trời mỗi lúc một mưa lớn thì dòng người mỗi lúc một đông hơn. Họ từ những làng người dân tộc lớp lớp kéo về bên Mẹ, có những làng người dân tộc ở cách xa Mẹ hai trăm tới hai trăm năm mươi km cùng về bên Mẹ trong ngày hôm nay. Tôi gặp một đôi vợi chồng và một đứa con khoảng 1 tuổi đang ngồi bên cạnh linh đài Mẹ tôi hỏi họ anh chị ở cách đây bao xa tới đây? Họ nói “không biết là bao xa nhưng đi từ 2 giờ sáng giờ mới tới đây” tôi lấy điện thoại ra nhìn đồng hồ thì cũng là 3h chiều. Những người dân tộc là như vậy họ không biết tính cây số mà chỉ biết là đi từ sáng giờ tới nơi.
Đến với Mẹ Măng Đen lần này tôi bắt gặp ở những người dân tộc về với Mẹ họ khác rất xa với người kinh. Họ về với Mẹ cả gia đình, cả những đứa trẻ chừng 1 tới 2 tuổi cùng đi họ bồng bế nhau trong trời mưa mà vẫn vui cười. cứ 10 người lớn thì có tới 6 – 7 đứa trẻ dưới 5 tuổi.
Chắc chắn một điều họ rất nghèo nhưng mỗi người vừa đặt chân tới Linh Đài mẹ là họ đi mua ngay một bó hoa để dâng lên Mẹ. Có một điều nữa mà chắc chắn ở người kinh không bao giờ có được đó là sự thinh lặng, chật tự, họ cứ lặng lẽ từ từ xếp hàng ngay ngắn để tiến tới chân Mẹ, để được chạm vào mẹ, họ thầm thĩ với mẹ cứ như vậy người này tới người kia thành hai hàng nghiêm trang. Tôi nhận thấy có một chị người dân tộc tay bồng một đứa bé khi chạm vào chân Mẹ chị đã khóc tôi tiến lại hỏi chị, chỉ ở đâu, chị về bên Mẹ mấy lần rồi? Chị trả lời Chị ở làng Kon Thục tại sao chị khóc? chị nói “chị đang bị bệnh chị về bên Mẹ để cầu mong Mẹ chữa khỏi bệnh” rồi chị lại khóc. Tôi có nói với Chị “chị ơi em tin chắc là Mẹ sẽ nhận lời chị thôi, và rồi Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chị hết bệnh”. Rồi cũng một chị phụ nữ khoảng chừng 23 – 24 tuổi chị khóc rất nhiều khi chạm vào chân Mẹ, tôi lại một lần nữa tò mò hỏi. Chị ơi! Sao chị khóc vậy? Chị trả lời trong tiếng nấc nghẹn “về bên Mẹ em thấy em tội lỗi quá” rồi chị không trả lời tiếp được nữa chị khóc nhiều quá.
Quay qua bên cạnh tôi lại nghe thấy tiếng đọc kinh nhỏ nhẹ của những người dân tộc, đang đứng quay về linh đài mẹ. Tôi thấy họ ai ai cũng sốt sáng quá. Tôi thầm cầu nguyện “ Mẹ ơi! Mẹ nhận hết những lời cầu nguyện của những người đơn sơ thánh thiện này nhé” và tôi tin là như vậy.
Trở lại với nguồn gốc của bức tượng Mẹ. Theo tài liệu của toàn Giám Mục Kon Tum. Tượng Đức Mẹ Măng Đen do Linh Mục Tôma Lê Thành Ánh tặng, Tượng cao khoảng 1,3 m tạc thoe mẫu Tượng Mẹ Sầu bi Fatima được dựng trên một trụ đài xây bằng đá đơn sơ vào khoảng năm 1971 – 1973. Sau năm 1974 chiến tranh Việt Nam đã tàn phá khu vực này. Bức tượng này đã bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm vì không có đường giao thông đi vô và không có dân cư sinh sống.
Tượng Đức Mẹ Măng Đen bị rụng hai bàn tay. Người bệnh cùi cũng vậy, các ngón tay rụng, rồi dần đến cả bàn tay rụng.
Vào đầu thập niên 1980, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này, Theo ghi nhận của linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, với bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay, nhưng không rõ nguyên nhân.
Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành từ việc chia tách huyện Kon Plông cũ thành huyện Kon Plông mới và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới được đặt tại Măng Đen. TuyếnQuốc lộ 24 cũng được dự định mở rộng kéo dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến tận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Trong số những người làm đường có một tín đồ Công Giáo tên Hoàng đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay. Phần đầu được phục chế với gương mặt không còn giống các phiên bản tượng Đức Mẹ Fatima thông thường nữa, nhưng mang dáng dấp phụ nữ Tây Nguyên. Tuy nhiên, không rõ vì sao đôi tay không thể phục chế được, sau khi phục chế đã bị rơi xuống dưới chân tượng, vì vậy tượng vẫn mang hình dáng cụt tay cho đến ngày nay. Theo linh mục Phi Khanh Vương Hoàng Khởi, dẫn tư liệu do Tòa Giám Mục Kon Tum cung cấp, thì Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn đã “tìm được một phần bàn tay và một phần đốt tay trỏ của tượng Mẹ” ngày 28 tháng 12 năm 2006, hiện đang được cất giữ tại Tòa Giám Mục Kon Tum.
Có lẽ đây chính là thánh ý của Mẹ muốn hòa mình với con cái của Mẹ, Mẹ vẫn luôn đồng hình đồng dạng với con cái. Muốn từ ngay những người dân tộc, người phong cùi có Mẹ là hình mẫu. “Người Mẹ có đôi bàn tay Phong cùi”. Vậy là Mẹ đã muốn những người con Phong cùi đôi bàn tay, đôi bàn chân nhưng đầy lòng sốt mến và rất lỗi đơn sơ thánh thiện vẫn luôn có Mẹ ở cùng và đồng hình đồng dạng với con Mẹ. Mẹ ơi! Dù hoàn cảnh nào, dù khó khan nào chúng con vẫn luôn có mẹ ở cùng và nâng đỡ chúng con. Mẹ đã Muốn cùng với Chúa để mang vác lỗi đau của chúng con. Để an ủi và nâng đỡ chúng con. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng con luôn luôn biết bán lấy Mẹ chạn vào Mẹ, chia sẻ với Mẹ những lỗi đau thể xác và cả lỗi đau tinh thần, xin Mẹ luôn luôn cầu bầu cho chúng con để chúng con biết được luôn có Mẹ ở bên để nâng đỡ chúng con.
Tác giả bài viết: Mana Khanh, VRNs