1801 – Sau khi Gia Long thống nhất, người bên lương cũng nghe biết có Bà Linh Thiêng hiện ra ở rừng Lá Vằng. Khi họ đi làm trong rừng thường ghé tới cây đa vái lạy và đắp một nền cao, có rào cây chung quanh.
1823 – Đầu đời Minh Mạng, 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ chung nhau làm một cái miếu trên nền đất cao nơi cây đa chỗ Đức Mẹ hiện ra nhưng gặp nhiều dấu lạ (mộng mị, tượng bị lật đổ) họ đàng thôi và truyền tụng nhau rằng: Bà ấy là bà bên lương mà bên giáo đã dành đi đó”. Ngày nay có người cho rằng dân bên lương gọi Bà Linh Thiêng đó là Phật Bà Quan Âm cứu đời. Bà làng đồng lòng nhường đất và chùa lại cho bên Công Giáo. Cha bổn sở ở Dinh Cát đồng ý cho người Công Giáo biến chùa thành nhà thờ. Đó là nhà thờ đầu tiên tại La Vang.
1830 – Một giai thoại kể rằng Đức Mẹ đã mua vải để trang hoàng bàn thờ (xem Ơn Lạ của Đức Mẹ La Vang)
1852 – Đức Cha Pellerin kêu gọi các cha hô hào cho giáo dân nhập Hội Đức Bà Phù Hộ các Giáo Hữu. Tước hiệu này năm 1901, Đức Cha Gaspar đã chính thức tuyên bố là tước hiệu của Đức Mẹ La Vang.
1866 – Sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tự do tôn giáo, Đức Cha Sohier coi địa phận Huế có chương trình mở rộng linh địa La Vang : xây chủng viện, tu viện Mến Thánh Giá, cô nhi viện, nhà dưỡng laão cho các cha. Chương trình không thành vì địa phương Cổ Vưu không cho đất. Tuy nhiên hằng năm vào Tết Nguyên Đán giáo dân các vùng Dinh Cát, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa … họp nhau vài ba chục người cầm dùi, giáo mác xua thú dữ để vào linh địa La Vang kính viếng.
1885 – Văn Thân nổi loạn ở triều đình Huế với khẩu hiệu Bình Tây Sát Tả, giáo dân Cổ Vưu vào trốn ở La Vang. Khi nhóm người đuổi theo thì họ trốn lên núi. Có 30 người bị bắt và được đặc ân và được đặc ân thiêu sống trên nền nhà thờ Đức Mẹ. Nhóm Văn Thân đốt hết các nhà của dân trừ ngôi nhà tranh nhỏ bé của Đức Mẹ. Sau đó có người tên Thơ ở Xóm Bốc xuống xem, thấy còn một nhà tranh cũng nổi lửa đốt luôn. Chiều hôm ấy nhà của người này bị Văn Thân đến đốt, cả nhà bị cháy hết.
Linh địa La Vang đã trải qua những mốc lịch sử quan trọng.
1886 – Sau biến cố Văn Thân, linh địa La Vang trở nên nơi hành hương đông người, vì thế Đức Cha Gaspar quyết định làm lại nhà thờ. Đây là nhà thờ thứ hai tại La Vang. Nhà thờ làm trong 15 năm.
1901 – Khánh thành nhà thờ và tổ chức đại hội 6=8/8/1901. Chính thức công nhận tước hiệu Đức Mẹ La Vang là Đức Bà Phù Hộ các Giáo Hữu và chọn kiểu tượng Đức Mẹ chiến thắng: Đức Mẹ đứng trên đám mây và hai tay nâng Chúa Hài Đồng đứng trên qủa địa cầu. Định lệ cứ 3 năm kiệu Đức Mẹ La Vang từ Cổ Vưu vào La Vang ngày mùng 3 Tết Nguyên Đáng.
1923 – Đức Cha Lý (Allys) giao cho cha Morineau xây nhà thờ bằng ngói rộng lớn hơn. Thơ quyên tiền trên toàn quốc.
1928 – Khánh thành nhà thờ mới và đại hội với sự tham dự của nhiều Đức Cha và nhiều phái đoàn. Đây là đại hội có tính cách toàn quốc đầu tiên và số tham dự khoảng 30.000. La Vang chính thức thành một xứ và có cha sở đầu tiên, cha Thới, tách khỏi Cổ Vưu.
1932 – Trong đại hội này, Đức Cha Giáo (Chabanon) định rằng đại hội kéo dài trong 3 ngày và tổ chức tại linh địa La Vang.
1935 – Đại Hội.
1938 – Đại hội long trọng các ngày 17,18,19/8. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Khâm Sứ Drapier.
1946 – Trong thời gian 2 cuộc thế chiến, không có đại hội, nhưng các cuộc lễ vẫn được tổ chức như thường tại La Vang. Ngày 12/9/1946 Lễ Cầu An cho Tổ Quốc đã được cử hành tại La Vang, có sự hiện diện của Nam Phương Hoàng Hậu.
1945-1954 – La Vang dưới quyền kiểm soát của Việt Minh, mọi di chuyển bị hạn chế. Tượng Đức Mẹ La Vang được đưa ra Quảng Trị.
1953 – Nam Thánh Mẫu trên thế giới. Ngày 8/12/1953 Đức Cha Thi (Urutia) làm lễ trước tượng Đức Mẹ La Vang khai mạc chương trình thánh du tượng Đức Mẹ La Vang.
1954 – Rước kiệu Đức Mẹ La Vang trong các ngày 16, 17 và 18 tháng 5. Khi Việt Nam bị chia đôi (20/7/54), La Vang thuộc vùng tự do. Một số linh mục và giáo dân di cư đến La Vang và mở thành những xứ La Vang Thượng, La Vang Trung, la Vang Tả, La Vang Hữu. Ngày 6/12/1954 Rước tượng Đức Mẹ La vang từ Quảng Trị trở về linh địa và bế mạc năm Thánh Mẫu có Đức Cha Urritia, 40 linh mục và khoảng 20.000 giáo dân.
1955 – Trùng tu nhà thờ La Vang. Tháng 8/1955 đại hội lần thứ 13 được tổ chức với tuần tam nhật. Có 3 Đức Cha đến tham dự : Đức Cha Urritia, Đức Cha Chi, Đức Từ và 100 linh mục và 20.000 giáo dân.
1958 – Năm Thánh Mẫu kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Trong năm này có khoảng 600.000 tín hữu đến hành hương. Lần lượt các phái đoàn do các Đức Cha hướng dẫn : Đức Cha Hiền, Đức Cha Bình, Đức Cha Chi, phái đoàn Kontum. Tam Nhật đại hội 19-22/8. Đức Khâm Sứ Caprio đến chủ tọa ngày Công Giáo Tiến Hành 18/8.
18/3/1959 – Khởi sự trùng tu.
25/3/1960 – Rước Nến do ĐTC Gioan XXIII tặng. Nến này được làm phép trong dịp lễ nến 2/2 và được gửi đi đến các đền thánh để cầu nguyện cho Công Đồng Chung.
13/4/1961 – Các Giám Mục Miền nam họp tại Huế đã định chọn đền thờ Đức Mẹ La Vang làm “đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ” theo lời khấn ngày 18/12/1960 trong lễ tạ ơn thành lập hàng giáo phẩm. Ngày 22/8/1961 quyết định trên đã được công bố.
8/8/1961 – Các Giám Mục Miền Nam họp tại Đàlạt quyết định:
-
Xin tòa thánh nâng đền thờ lên hàng Vương Cung Thánh Đường (Tòa thánh chấp thuận ngày 20/8/1961).
-
Xây dựng những cơ sở mới tại La Vang: Bàn thờ chính dâng hiến Giáo Hội và Tổ Quốc, các bàn thờ phụ dâng kính các Thánh Tử Đạo Nam, Trung, Bắc – công trường rộng lớn hơn – nhà trọ cho các tín hữu hành hương – tu viện gồm các linh mục chuyên lo chầu Mình Thánh Chúa tại La Vang.
-
Kêu gọi đóng góp để trùng tu và xây cất.
-
Năm Trái Tim Đức Mẹ kéo dài trong 3 năm, thực hiện 3 mệnh lệnh Fatima.
-
Chỉ định một ủy ban phụ trách Trung Tâm Hành Hương và Năm Trái Tim Đức Mẹ.
17 – 22/8/1961 – Đại Hội và xức dầu cung hiến đền thờ La Vang. Khánh thành Đài Đức Mẹ có 3 cây đa cổ thụ bằng xi-măng cốt sắt do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ làm.
1968 – Đền thờ La Vang bị pháo kích nặng do chiến cuộc.
1972 – Chiến cuộc Mùa Hè Đỏ lửa đã san bằng La Vang, ngoại trừ Đài Đức Mẹ còn nguyên. Các giáo dân di tản hết.